Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Phân biệt cây mật gấu miền Nam, cây km thất tai và cây mật gấu miền Bắc

Cây mật gấu miền Nam, cây kim thất tai và cây mật gấu miền Bắc là những loại thảo dược rất gần gũi và được sử dụng rất nhiều trong dân gian để hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa ba loại thảo dược này dẫn đến việc sử dụng nhầm loại thuốc khiến cho việc điều trị bệnh không có kết quả mà đôi khi lại gây tác hại đối với sức khoẻ.

Phân biệt cây mật gấu và cây kim thất tai
Chính vì vậy, bài viết này sẽ đưa ra một số điểm phân biệt 3 loại thảo dược này để giúp bạn chọn đúng loại thuốc để hỗ trợ trị bệnh.

1. Cây mật gấu miền Nam

Cây mật gấu miền Nam hay còn gọi là cây lá đắng, tên khoa học là Vernonia amygdalina, thuộc họ Cúc.
- Đặc điểm của cây mật gấu miền Nam:
Là loại cây sống lâu năm, thân nhỏ, dạng bụi mọc thẳng đứng và thường cao khoảng 2-3 m khi trưởng thành. Cuống lá dài, phiến lá hình trái xoan ngược và mép lá có hình răng cưa.
Cây mật gấu miền Nam
- Tác dụng của cây mật gấu miền Nam:
Dân gian thường dùng thân và lá sắc uống hoặc dùng ngoài để hỗ trợ trị suy nhược, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi, thấp khớp, lưng gối đau mỏi. Nước sắc cây mật gấu miền Nam có mùi thơm nhưng vị lại khá đắng và hơi chát nhưng đem lại công dụng rất tốt.
Ngoài ra, nhiều thông tin gần đây còn cho thấy lá mật gấu có tác dụng rất tốt đối với người bệnh tiểu đường và bệnh gan.

2. Cây kim thất tai
Cây kim thất tai (kim thất) hay còn có tên gọi khác trong dân gian là rau lúi, rau đái dầm. Cây cũng thuộc họ Cúc nhưng có tên khoa học là Gynura Acutifolia.
- Đặc điểm của cây kim thất tai:
Là loại cây thân thảo, thân nhỏ, thấp và có nhiều cành. Cuống lá ngắn, lá dày, nhẵn, mọng nước, mép có răng cưa không đều, phiến lá màu xanh thẫm mặt trên và đỏ tím ở mặt dưới. Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành và có màu vàng cam.

Cây kim thất tai
- Tác dụng của cây kim thất tai:
Cây thường nhân dân ta trồng làm rau để luộc hoặc nấu canh ăn rất ngon.
Ngoài ra, toàn thân cây kim thất tai còn có chứa dược tính nên có thể được dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc.
Trong Đông y, kim thất tai là một vị thuốc có vị cay ngọt, mùi thơmtính bình, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, thũng, tán ứ và chỉ khái. Dân gian thường dùng cây kim thất tai trị viêm họng, trừ tê thấp, đau nhức khớp xương, chấn thương sưng đau, hỗ trợ trị tiểu đường, ...

3. Cây mật gấu miền Bắc
Cây mật gấu miền Bắc hay còn gọi là cây hoàng liên ô rô, tên khoa học là Mahonia neplensis DC, thuộc họ hoàng liên gai.
- Đặc điểm của cây mật gấu miền Bắc:
Là loại cây thân gỗ cao, thường mọc hoặc được trồng để lấy gỗ ở vùng đồi núi phía Bắc. Lá mọc kép dạng lông chim, lá chét không cuống, đầu lá nhọn như gai và mép thì có răng cưa nhọn. Thân cây khi xẻ ra sẽ có màu vàng óng rất đẹp.

Cây mật gấu miền Bắc
- Tác dụng của cây mật gấu miền Bắc:
Khác với mật gấu miền Nam và kim thất tai, cây mật gấu miền Bắc chỉ dùng phần thân chứ không dùng lá để chữa bệnh. Thân cây mật gấu thường được cắt lát rồi khơi khô để dùng làm thuốc để trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, cây mật gấu miền Bắc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan và đường ruột.
Để sử dụng cây mật gấu miền Bắc hỗ trợ chữa bệnh thường thì người ta đem ngâm rượu hoặc sắc nước uống nhưng chủ yếu thường dùng ngâm rượu vì nước sắc có vị đắng rất khó uống.

Cây thuốc nào có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường?

Trong thời gian qua, thông tin về việc cây mật gấu chữa tiểu đường xuất hiện rất nhiều trên báo chí khiến cho người dân cả nước xôn xao về loại cây này và thực tế cũng đã có nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng và đem lại kết quả rất tốt.
Tuy nhiên, cây mật gấu có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đường mà báo chí nhắc đến là cây mật gấu miền Nam chứ không phải cây mật gấu miền Bắc nên các bạn cần chú ý để không ử dụng nhầm cây thuốc.
Ngoài ra, cây kim thất tai cũng có thể được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Theo kinh nghiệm dân gian, người dân thường dùng khoảng 7-9 lá kim thất tai tươi rửa sạch rồi ăn như rau sống, còn nếu dùng khô thì 30-40g đem sắc nước uống hàng ngày.

Mong rằng những chia sẽ vừa rồi sẽ giúp không còn bị nhầm lẫn giữa 3 loại thảo dược này để có thể chọn đúng loại thảo dược cho đúng bệnh giúp việc điều trị bệnh đem lại hiệu quả tốt!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét