Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

8 thói quen trong ăn uống dễ dẫn đến bệnh tiểu đường

Bên cạnh ung thư thì tiểu đường cũng là căn bệnh đang khiến không chỉ người dân Việt Nam mà trên cả toàn cầu nớm nớp lo sợ. Bởi một khi đã mắc phải căn bệnh này thì không thể chữa khỏi mà phải sống với nó suốt đời, và đặc biệt căn bệnh này còn sinh ra rất nhiều biến chứng rất nguy hiểm nữa.
Do vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”  tốt nhất là nên tìm cách để phòng bệnh trước. Và để phòng tránh căn bệnh này thì bạn nên tránh 8 thói quen trong ăn uống dễ dẫn đến bệnh tiểu đường này nhé!

1. Ăn nhiều kẹo, bánh ngọt và những thực phẩm có độ ngọt cao

Đây có thể nói là người bạn đồng hành của bệnh tiểu đường và là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho nhiều người vướng phải căn bệnh này.


Những thực phẩm như đường mía, kẹo, si rô, bánh quy, … có chứa một hàm lượng lớn đường xấu (loại đường mà cơ thể khó chuyển hoá và hấp thu) khiến cho lượng đường trong máu tăng cao và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nhất là các biến chứng về tim mạch.

2. Hút thuốc lá và uống quá nhiều cà phê

Hút thuốc lá là một thói quen xấu rất có hại cho sức khoẻ và là một trong hững nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo một số nghiên cứu thì hững người thói quen hút thuốc lá và đặc biệt là những người nghiện thuốc lá là đối tượng rất dễ bị tiểu đường và có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như  xỡ vữa mạch máu, đau tim, đột quỵ, …


Uống nhiều cà phê, ngay cả cà phê đen cũng làm bạn dễ trở thành đối tượng của căn bệnh nguy hiểm này. Bởi vì trong cà phê chó chứa nhiều chất caffeine có thể kích thích làm tăng lượng đường huyết.

3. Thường xuyên ăn các loại thức ăn nhanh, chứa nhiều calo
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì các loại thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, pizza, gà rán, khoai tây chiên, sôcôla … là những món đã rất quen thuộc với chúng ta.

Những món này chứa một  lượng calo cao giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể nhanh nhưng đồng thời cũng làm lượng đường trong máu của chúng ta tăng cao. Và khi chúng ta dùng thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh tiêu đường sẽ treo lơ lửng trên đầu chúng ta đấy.

4. Uống nước tăng lực và các loại nước ngọt
Nước ngọt và nhất là các loại nước tăng lực không chỉ chứa một lượng đường rất lớn mà còn có chứa cả chất caffeine và cung cấp một lượng calo lớn nên đây cũng là một loại thực phẩm dễ khiến bạn mắc phải bệnh tiểu đường.

5. Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều tinh bột
Cơm trắng hay bánh mì là những thứ không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những thực phẩm này lại ẩn chứa nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường còn cao hơn cả nước ngọt nữa đấy. Và các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên dùng cơm trắng hay bánh mì nhiều và thường xuyên mà thay vào đó có thể dùng các loại gạo lức hoặc các loại rau củ giàu chất xơ.

(Cơm trắng gây nguy cơ tiểu đường cao hơn nước ngọt)

6. Ít ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Chế độ ăn uống nhiều tinh bột và ít chất xơ sẽ khiến cho bạn rất dễ tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng tăng cao đấy.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh sẽ giúp phân huỷ lượng đường trong cơ thể, từ đó sẽ giúp giảm bạn giảm nguy cơ mắc phải tiểu đường.

7. Hay bỏ bữa
Bỏ bữa là một thói quen không tốt cho sức khoẻ chút nào. Đặc biệt nó còn làm cho lượng đường huyết của bạn không ổn định và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường đấy.

8. Ăn đêm
Ăn đêm cũng là một thói quen xấu, không chỉ khiến bạn dễ bị mập bụng mà còn khiến cho bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đấy vì vậy hãy bỏ ngay thói quen này đi nhé.
Hãy tránh ngay những thói quen ăn uống không tốt này ngay thừ bây giờ để có được một sức khoẻ thật tốt và phòng ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh tiểu đường bạn nhé.

Ngoài ra, để giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường hiệu quả, bạn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường như: Lá cây mật gấu, dây thìa canh, dây khổ qua rừng, giảo cổ lam, …


Rất nhiều bệnh nhân đang sử dụng các loại thảo dược này và cho kết quả rất tốt, nhưng nếu muốn sử dụng thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ và tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc.

Hi vong những chia sẽ vừa rồi có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa và chống chọi lại với căn bệnh nguy hiểm mà cả xã hội đang lo lắng hiện nay nhé!

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Một số cách chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh ngày càng trở nên khổ biến trong xã hội hiện nay và đang khiến cho rất nhiều người phải lo lắng. Căn bệnh này rất nguy hiểm và nếu người bệnh không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe doạ đến tính mạng.
Chính vì vậy việc chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tiểu đường là rất quan trọng.  Nếu bạn nào đang lỡ mắc phải căn bệnh này hay có người thân bị tiểu đường có thể tham khảo một số cách sau đây để có thể hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh tiểu đường nhé!

1. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là điều mà tất cả mọi người đều cần. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường thì điều này lại càng quan trọng hơn nữa.

Một chế độ ăn uống hợp ý sẽ giúp cho các bệnh nhân tiểu đường:
- Đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể hoạt động và duy trì được mức cân nặng hợp lý.
- Kiểm soát tốt mức đường huyết
- Ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng về tim mạch.

Vì vậy, các bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ và lập ra một chế độ dinh dưỡng hàng ngày phù hợp với tình trạng sức khoẻ và quá trình điều trị bệnh.
Khi nấu ăn cho người bệnh tiểu đường bạn nên nấu những món ít chất béo, đường và muối thay vào đó là nhiều chất xơ. Sau đây là một số nhóm thực phẩm mà những người bệnh tiểu đường nên lưu ý:
- Nhóm thực phẩm cần kiêng không ăn:  Mía, đường, mứt, kẹo, chè, mỡ, các loại sữa chế biến, đá chanh, cà phê, nước quả ép, trái cây đóng hộp.
- Nhóm thực phẩm cần hạn chế ăn: Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, hủ tiếu, bánh mì, các loại khoai, bánh qui, trái cây ngọt, …
- Nhóm thực phẩm không hạn chế ăn: Thịt, cá, cua, tôm, tất cả các loại đậu và rau xanh.

2. Chế độ luyện tập

Một chế độ luyện tập thể dục phù hợp, thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khoẻ của người bệnh tiểu đường và đem lại những lơi ích như:
- Đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm cân nặng, đặc biệt là đối với những người thừa cân, béo phì.
- Tiêu hao lượng đường trong máu, giảm đề kháng insulin.
- Tăng cường sức khoẻ hệ tim mạch và hô hấp, tăng cường chức năng hệ vận động.
- Tạo một tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, stress.


Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên vận động và luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng hay môn thể thao như đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp, bowling…
Tuy nhiên trước khi tập bất kỳ môn thể nào bạn cũng cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liệu môn thể thao đó có phù hợp với tình trạng thể chất của bạn hay không.

3. Chăm sóc y tế

Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc và điều trị. Cần dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Nếu có bất kỳ biểu hiện lạ gì khi dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ. Đồng thời cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định định kỳ để giám sát quá trình chuyển biến của bệnh để có cách điều trị phù hợp.

4. Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh

Bên cạnh các loại thuốc Tây y, thì các loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính cũng là môt gợi ý tốt dành cho người bệnh tiểu đường. Đây cũng là một giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh mà nhiều người bệnh tiểu đường đang áp dụng và cho kết quả rất tốt.

Một số loại thảo dược có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có thể kể đến như dây thìa canh, lá mật gấu (lá đắng), khổ qua rừng, giảo cổ lam, …
Các bạn có thể tham khảo thêm về các bài thuốc và cách sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên này trên trang: http://thaoduocquy.net hoặc liên hệ SĐT 0937.201.801 để được tư vấn kỹ hơn.

Các bạn cũng lưu ý dù là các loại thảo dược thiên nhiên hay bất cứ loại thuốc nào thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và thầy thuốc trước khi sử dụng.

Mong rằng những chia sẽ này sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh của bạn.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Hỗ trợ trị tiểu đường đơn giản với 5 loại thảo dược thiên nhiên

Tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm đang khiến cả xã hội nhức nhói hiện nay. Theo các thống kê cho thấy tiểu đường là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như mù loà, tê liệt, các bệnh về tim mạch, ... và có thể đe dạ tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y học cổ truyền, xung quanh chúng ta cũng có rất nhiều loại thảo dược đơn giản nhưng lại có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường rất hiệu quả.

Và hôm nay mình xin mách cho bạn 5 loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt mà lại dễ tìm nữa.

1. Lá xoài non

Xoài là một loại cây ăn quả rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không chỉ có dùng quả thôi đâu mà lá xoài cũng đem đến nhiều công dụng mà bạn không ngờ tới đấy. Trong Y học cổ truyền lá xoài cũng là một vị thuốc có tác dụng lợi tiểu và dùng hỗ trợ trị ho, viêm phế quản, phù thũng.

Lá xoài non
Ngoài ra, các nghiên cứu y học còn cho thấy chất anthxyanhdin trong lá xoài khả năng giúp hạ đường huyết phòng ngừa các biến chứng về mạch máu và mắt có thể gây ra do tiểu đường.
- Cách sử dụng lá xoài hỗ trợ điều trị tiểu đường:
Mỗi tối bạn dùng khoảng 5-6 lá xoài non cắt thành sợi cho vào ly rồi cho nước sôi vàođể qua đêm. Đến sáng uống hết phần nước và bỏ phần xác.
Nếu không có sẵn lá tươi để dùng thường xuyên như vậy thì bạn có thể hái một làn nhiều lá rồi đem phơi trong bóng râm cho khô rồi nghiền thành bột để dùng dần.
Mỗi ngày vào buổi sáng và tối, bạn dùng nữa muỗng cà phê bột lá xoài pha với một ly nước ấm để uống.

2. Giảo cổ lam

Giảo cổ lam hay còn được gọi là cỏ trường sinh hay ngũ diệp sâm, là một loại cỏ có 5 lá thường mọc hoang ở nhiều nơi ở miền Bắc nước ta.

Giảo cổ lam
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và ra rất nhiều dược tính tốt của giảo cổ lam, trong đó có khả năng kích thích sản sinh insulin giúp giảm lượng đường trong máu nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Dùng khoảng 50g giảo cổ lam nấu uống thay nước hàng ngày hoặc có thể dùng 3-5 gói trà giảo cổ lam dạng túi lọc pha với 1 lít nước uống mỗi ngày.

3. Khổ qua rừng

Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng rừng là một loại rau và cũng là một loại dược liệu có tác dụng rất tốt cho người bị tiểu đường. Vị đắng cùng tính thanh mát và những thành phần dưỡng chất và dược chất có trong khổ qua rừng đã được chứng minh là có tác dụng hạ đường huyết, và giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu rất hiệu quả, nhất là các biến chứng về tim mạch và thần kinh.
Dây khổ qua rừng
Bạn có thể dùng đọt non và trái khổ qua rừng để chế biến thành các món ăn hằng ngày vừa ngon, mát lại tốt cho sức khoẻ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cả dây, lá và quả phơi khô và sắc nước uống hằng ngày.

4. Dây thìa canh

Dây thìa canh hay còn có tên khác là dây muôi, thường mọc trong rừng ở các tỉnh phía bắc. Đây là một loại là thảo dược có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được sử dụng rất lâu để hỗ trợ trị tiểu đường, giúp cân bằng lượng đường huyết một cách tự nhiên.
Dây thìa canh
Ở nước ta, thảo dược này cũng đã được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường đem lại hiệu quả rất tốt.
Mỗi ngày bạn dùng khoảng 50g dây thìa canh khô sắc với 1lit nước và chia làm 3 lần uống.
Hiện nay, trên thị trường cũng có bán dây thìa canh được bào chế dưới dạng trà túi lọc rất thuận tiện cho việc sử dụng. Bạn chỉ cần dùng 3-6 gói cho vào nửa lít nước sôi hãm cho ra trà rồi uống.

5. Lá cây mật gấu

Cây mật gấu hay dân gian còn gọi là cây lá đắng, là loại cây được trồng rất phổ biến ở các tỉnh miền Nam.
Tuy chưa có cơ sở khoa học chứng minh về tác dụng hỗ trợ chữa tiểu đường như dây thìa canh và giảo cổ lam mà chỉ là một bài thuốc dân gian nhưng lá mật gấu cũng đã chứng minh tác dụng của mình đối với bệnh tiểu đường cũng không kém gì các loại thảo dược khác qua thực tế sử dụng của rất nhiều người. Theo đó, lá mật gấu cũng có tác dụng hạ đường huyết và ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các biến chứng về xương khớp của bệnh tiểu đường.

Cây mật gấu
Có thể dùng 4-5 lá tươi vò nát và hãm với nước sôi uống khi khát hoặc dùng 20-30g thân, lá khô sắc với 1,5 lít nước và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Để cho tiện bạn cũng có thể dùng 2-3 gói trà túi lọc pha với nửa lít nước sôi uống hằng ngày.
Mong rằng trong 5 loại thảo dược này, bạn sẽ tìm cho mình được một loại thảo dược phù hợp để giúp bạn và những người thân yêu của mình phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thật tốt.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Phân biệt cây mật gấu miền Nam, cây km thất tai và cây mật gấu miền Bắc

Cây mật gấu miền Nam, cây kim thất tai và cây mật gấu miền Bắc là những loại thảo dược rất gần gũi và được sử dụng rất nhiều trong dân gian để hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa ba loại thảo dược này dẫn đến việc sử dụng nhầm loại thuốc khiến cho việc điều trị bệnh không có kết quả mà đôi khi lại gây tác hại đối với sức khoẻ.

Phân biệt cây mật gấu và cây kim thất tai
Chính vì vậy, bài viết này sẽ đưa ra một số điểm phân biệt 3 loại thảo dược này để giúp bạn chọn đúng loại thuốc để hỗ trợ trị bệnh.

1. Cây mật gấu miền Nam

Cây mật gấu miền Nam hay còn gọi là cây lá đắng, tên khoa học là Vernonia amygdalina, thuộc họ Cúc.
- Đặc điểm của cây mật gấu miền Nam:
Là loại cây sống lâu năm, thân nhỏ, dạng bụi mọc thẳng đứng và thường cao khoảng 2-3 m khi trưởng thành. Cuống lá dài, phiến lá hình trái xoan ngược và mép lá có hình răng cưa.
Cây mật gấu miền Nam
- Tác dụng của cây mật gấu miền Nam:
Dân gian thường dùng thân và lá sắc uống hoặc dùng ngoài để hỗ trợ trị suy nhược, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi, thấp khớp, lưng gối đau mỏi. Nước sắc cây mật gấu miền Nam có mùi thơm nhưng vị lại khá đắng và hơi chát nhưng đem lại công dụng rất tốt.
Ngoài ra, nhiều thông tin gần đây còn cho thấy lá mật gấu có tác dụng rất tốt đối với người bệnh tiểu đường và bệnh gan.

2. Cây kim thất tai
Cây kim thất tai (kim thất) hay còn có tên gọi khác trong dân gian là rau lúi, rau đái dầm. Cây cũng thuộc họ Cúc nhưng có tên khoa học là Gynura Acutifolia.
- Đặc điểm của cây kim thất tai:
Là loại cây thân thảo, thân nhỏ, thấp và có nhiều cành. Cuống lá ngắn, lá dày, nhẵn, mọng nước, mép có răng cưa không đều, phiến lá màu xanh thẫm mặt trên và đỏ tím ở mặt dưới. Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành và có màu vàng cam.

Cây kim thất tai
- Tác dụng của cây kim thất tai:
Cây thường nhân dân ta trồng làm rau để luộc hoặc nấu canh ăn rất ngon.
Ngoài ra, toàn thân cây kim thất tai còn có chứa dược tính nên có thể được dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc.
Trong Đông y, kim thất tai là một vị thuốc có vị cay ngọt, mùi thơmtính bình, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, thũng, tán ứ và chỉ khái. Dân gian thường dùng cây kim thất tai trị viêm họng, trừ tê thấp, đau nhức khớp xương, chấn thương sưng đau, hỗ trợ trị tiểu đường, ...

3. Cây mật gấu miền Bắc
Cây mật gấu miền Bắc hay còn gọi là cây hoàng liên ô rô, tên khoa học là Mahonia neplensis DC, thuộc họ hoàng liên gai.
- Đặc điểm của cây mật gấu miền Bắc:
Là loại cây thân gỗ cao, thường mọc hoặc được trồng để lấy gỗ ở vùng đồi núi phía Bắc. Lá mọc kép dạng lông chim, lá chét không cuống, đầu lá nhọn như gai và mép thì có răng cưa nhọn. Thân cây khi xẻ ra sẽ có màu vàng óng rất đẹp.

Cây mật gấu miền Bắc
- Tác dụng của cây mật gấu miền Bắc:
Khác với mật gấu miền Nam và kim thất tai, cây mật gấu miền Bắc chỉ dùng phần thân chứ không dùng lá để chữa bệnh. Thân cây mật gấu thường được cắt lát rồi khơi khô để dùng làm thuốc để trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, cây mật gấu miền Bắc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan và đường ruột.
Để sử dụng cây mật gấu miền Bắc hỗ trợ chữa bệnh thường thì người ta đem ngâm rượu hoặc sắc nước uống nhưng chủ yếu thường dùng ngâm rượu vì nước sắc có vị đắng rất khó uống.

Cây thuốc nào có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường?

Trong thời gian qua, thông tin về việc cây mật gấu chữa tiểu đường xuất hiện rất nhiều trên báo chí khiến cho người dân cả nước xôn xao về loại cây này và thực tế cũng đã có nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng và đem lại kết quả rất tốt.
Tuy nhiên, cây mật gấu có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đường mà báo chí nhắc đến là cây mật gấu miền Nam chứ không phải cây mật gấu miền Bắc nên các bạn cần chú ý để không ử dụng nhầm cây thuốc.
Ngoài ra, cây kim thất tai cũng có thể được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Theo kinh nghiệm dân gian, người dân thường dùng khoảng 7-9 lá kim thất tai tươi rửa sạch rồi ăn như rau sống, còn nếu dùng khô thì 30-40g đem sắc nước uống hàng ngày.

Mong rằng những chia sẽ vừa rồi sẽ giúp không còn bị nhầm lẫn giữa 3 loại thảo dược này để có thể chọn đúng loại thảo dược cho đúng bệnh giúp việc điều trị bệnh đem lại hiệu quả tốt!

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Tắc tia sữa là hiện tượng mà rất nhiều mẹ đang gặp phải hiện nay. Hiện tượng này là do ống dẫn sữa bị ứ lại vì một lý do nào đó làm sữa đông kết và vón lại thành cục gây sưng đau vùng ngực. Không chỉ khiến mẹ đau nhức, khó chịu và ó thể dẫn đến sốt cao mà còn làm cho bé không bú được, khiến bé quấy khóc và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Vậy các mẹ phải làm cách nào để giải quyết được hiện tượng này?


Sau đây mình xin chia sẽ một số cách thông tắc tia sữa đơn giản bằng các loại thảo dược gần gũi, dễ kiếm trong tự nhiên để giúp các mẹ có thể giải quyết được hiện tượng này nhanh chóng.

1. Lá đinh lăng

Đinh lăng là một loại cây được trồng nhiều nơi ở nước ta và chắc hẳn với các mẹ thì lá của cây này cũng không hề xa lạ gì vì đây là một loại rau rất quen thuộc để ăn sống với gỏi cá sống và cũng dùng để chế biến nhiều món ngon nữa.


Trong trường hợp bị tắc sữa thì lá đinh lăng cũng rất hữu ích với các mẹ đấy. Các mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

- Sắc nước uống: Dùng tầm 40-50g lá đinh lăng đun với khoảng 600ml nước còn 250ml rồi chia ra uống 3 lần trong ngày, uống khoảng 4-5 ngày là khỏi.

- Thuốc đắp: Hái lá đinh lăng và diếp cá mỗi loại một nắm, đem rửa sạch rồi cho vào cối giã thật nhỏ sau đó đắp lên hai bầu vú rồi băng lại, để khoảng 1-2 tiếng rồi tháo ra.

- Nấu cháo chân giò với lá đinh lăng: Lấy một nắm lá đnh lăng rửa sạch đun sôi tầm 15 phút rồi chắt lấy nước hầm với khoảng 100g gạo tẻ và 1 cái móng giò lợn. Hầm đến khi chín thì nêm gia vị cho vừa ăn rồi dùng khi còn nóng.

2. Cỏ sữa lá nhỏ

Đây là một loại cỏ có màu đỏ tím, mọc hoang dại khá nhiều quanh chúng ta, đặc biệt là những bãi đất trống, ven đường hoặc đồng ruộng, ...


Lấy 100g cỏ sữa tươi rửa sạch rồi đem sắc nước cùng khoảng 40g hạt cây gạo. Sau đó dùng nước này nấu cháo với gạo để ăn. Mỗi ngày dùng 1 lần và liên tục trong 5 - 7 ngày thì sữa sẽ không còn bị tắc nữa.

3. Lá bồ công anh

Cây bồ công anh cũng là một loại cây rất quen thuộc với chúng ta. Đây còn là một loại dược liệu đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ nữa đấy.


Và để thông tia sữa thì các mẹ dùng 20-40g lá bồ công anh tươi đem rửa sạch và thêm ít muối rồi giã nát, vắt lấy nước (thêm một ít nước) sau đó đem đun sôi tầm 10 phút rồi uống, còn phần bã dùng đắp lên chỗ vú bị sưng đau. Dùng liên tục trong 5 ngày.

Vừa rồi là một số cách thông tia sữa bằng các loại thảo dược vừa đơn giản, dễ làm những cũng đem lại hiệu quả rất tốt đấy. Các mẹ nếu đang bị tắc tia sữa có thể dùng thử nhé!

Bên cạnh đó, để phòng tránh hiện tượng tắc tia sữa các mẹ nên lưu ý nên day day đầu vú cho mềm rồi lau sạch trước khi cho bé bú và nên cho bé bú đều cả hai bên. Sau khi bé bú xong, nếu bé bú không hết thì nên vắt bỏ sữa thừa. Và đặc biệt là nên ăn uống đủ chất và luôn giữ cho tinh thần vui vẻ thoải mái.


Hi vọng những chia sẽ này sẽ giúp ích được cho các mẹ, góp phần giúp mẹ chăm sóc tốt được cho sức khoẻ của bạn thân và em bé của mình.