Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Cao huyết áp đang là nỗi lo của rất nhiều người đặc biệt là những người cao tuổi. Căn bệnh này là nguyên nhân gây nên rất nhiều căn bệnh về tim mạch nguy hiểm khác.
Tuy là một căn bệnh nguy hiểm nhưng việc điều trị bệnh này và phòng ngừa các biến chứng của bệnh lại không quá khó. Chỉ cần những bài thuốc đơn giản từ các  loài hoa quen thuộc sau bạn đã có thể điều trị cao huyết áp một cách hiệu quả rồi.
1. Hoa hoè
Hoa hòe 6g. Hãm với nước sôi uống thay chè. Tuần uống 2 – 3 lần (Cẩm nang những bài thuốc hay cho bệnh thường gặp). Bài thuốc có tác dụng đề phòng tai biến mạch máu não.

• Hoa hòe sao thơm 5g, hoa đại 10g, hạt muồng 12g. Hãm hoặc sắc uống ngày một thang.
• Hoa hòe 30g, hy thiêm 30g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2 - 3 lần trong ngày (Cẩm nang những bài thuốc hay cho bệnh thường gặp).
• Lá kiến cò 12g, hoa hòe 6g, hoa đại 12g sắc uống ngày một thang.
• Lá dâu phơi chỗ râm cho khô, hạt muồng, hòe hoa mỗi thứ 10g. Hãm hoặc sắc uống ngày một thang.
2. Hoa bụp giấm
• Hoa bụp giấm 12g, hoa đại 6g, hoa hòe 2g, hạt muồng 12g sao. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Có thể sắc nhiều nước, uống thay chè hàng ngày. Chữa tăng huyết áp, mỡ máu cao.


• Hoa bụp giấm 12g, hạt muồng 12g sao, hà thủ ô đỏ chế 10g, kỷ tử 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Chữa mỡ máu cao.
3. Hoa cúc
• Hoa cúc bách nhật 20g, lá dâu 12g, cúc hoa 12g, hạt muồng 12g sao vàng, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Cúc hoa vàng 12g, hạt muồng 12g sao vàng, hoa hòe sao 5g. Sắc uống ngày một thang.

• Hoa cúc 12g, lá dâu 12g, hạ khô thảo 10g. Đem nấu lấy nước, thêm đậu vàng 30g, gạo tẻ 50g nấu thành cháo, thêm chút đường ăn. Ngày ăn 2 lần khi cháo còn nóng.
• Hoa cúc 40%, hoa hòe 30%, chè xanh 30%, tán bột thô. Ngày dùng 30g, hãm với một lít nước sôi, công dụng mát huyết, hạ áp, dành cho người xơ mỡ động mạch, huyết áp tăng.
• Cúc hoa 6g, hoa hòe 6g, chè xanh 6g, long đởm thảo 10g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày, có công dụng giãn mạch, hạ áp, giảm cholesterol máu.
4. Hoa dâm bụt
• Hoa dâm bụt 30g, cá diếc 1 con. Nấu canh ăn.



• Hoa dâm bụt 50g, gỗ vang 50g, gừng 3 lát. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2 - 3 lần trong ngày. Chữa nhức đầu hoa mắt chóng mặt ở người tăng huyết áp.

Những bài thuốc chữa cao huyết áp đơn giản từ các loại rau vườn nhà

Cao huyết áp là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Cao huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bênh về tim mạch, gây ảnh hương nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh. 
Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được điều trị bằng các bài thuốc đơn giản từ các loại rau rất quen thuộc sau đây:
1. Chuối
• Rễ cây chuối 60g, thịt nạc vừa đủ, hầm chín ăn (Thảo dược chữa các bệnh phụ khoa).
• Chuối chín, ngày ăn 1 - 2 quả, có tác dụng hạ huyết áp, chống táo bón.
2. Lá xoài
Lá xoài khô 20g. Sắc uống. 
Lá xoài sau khi hái, đem phơi 1 ngày thì dùng được, thái nhỏ hãm nước sôi sau 1 giờ lọc lấy nước uống thay nước uống hàng ngày hoặc ngày 2 bát trong 3 ngày liền, nghỉ 1 ngày uống tiếp. Lá xoài có tác dụng an thần (Theo Báo Sức khỏe & Đời sống).


3. Giá đậu tương
• Giá đậu tương 100g. Luộc trong 3 - 4 giờ. Lấy nước uống ấm trong 5 - 7 lần (Cẩm nang hài thuốc hay).
• Giá đậu tương 250g, đậu phụ 200g, cải dưa 100g, muối, mì chính, hành thái nhỏ, dầu thực vật. Rửa sạch giá đỗ, đậu phụ cắt vuông hạt lựu, dưa cải rửa sạch, cắt đoạn ngắn. Phi thơm hành, xào giá, đổ vừa nước, đun nhỏ lửa đến khi giá chín mềm, đổ đậu phụ vào cùng dưa cải, đun tiếp nhỏ lửa, nêm muối, mì chính, hầm tiếp đến khi ngấm kỹ là được, ăn với cơm.
Dùng trong bệnh mỡ máu, béo phì, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cơ thể mệt mỏi sau ốm, tỳ vị kém...
4. Rau cần tây
• Rau cần tây một cây, thái nhỏ, đun lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
• Rau cần tây một cây, cà chua một quả. Xay sinh tố lấy nước uống trong ngày.
• Rau cần tây một cây, cà chua, cà rốt lượng vừa đủ. Xay sinh tố uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng hạ áp và bồi bổ, thích dụng cho người có tuổi bị tăng huyết áp.
• Rau cần tây một cây, cà chua 1 quả, cà rt 1/2 củ, hành tây 1 củ. Xào ăn tuần 2 - 3 lần.
• Rau cần tây một cây, lá ngải cứu 12g. Xay sinh tố chắt lấy nước uống.

• Rau cần 500g, cắt nhỏ, nấu chín với nửa lít nước còn lại một nửa. Chia ăn hai lần sáng tôi (Cẩm nang những bài thuốc hay cho bệnh thường gặp).
• Rau cần tươi rửa sạch luộc sôi trong 1 - 2 phút, lấy ra cắt đoạn cho thêm muối ăn, dầu vừng, giấm vừa đủ, trộn làm thức ăn. Cho hai chân ngâm vào nước luộc rau cần khi còn nóng.
• Rau cần 500g, luộc lấy nước, cho thêm đường trắng vừa đủ, uống thay chè.
• Rau cần tươi (cả rễ) 50g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nấu cháo với 60g gạo tẻ. Mỗi ngày ăn vào buổi sáng và bữa tối. Ăn liền 7 ngày. Bài thuốc này có thể cải thiện tình trạng tăng huyết áp.
• Rau cần tươi bỏ rễ rửa bằng nước đun sôi để nguội, giã nát ép lấy nước. Cho thêm lượng mật ong hoặc mật mía bằng nước ép. Ngày uống ba lần mỗi lần 40ml. Chữa huyết áp cao có rối loạn mỡ máu.
• Rau cần 10 cây, rửa sạch giã nát thêm 10 quả táo tàu, đun với nước. Mỗi ngày hai lần uống, 15 - 20 ngày là một đợt điều trị. Chữa huyết áp cao có rối loạn mỡ máu.
• Rau cần cả rễ 120g rửa sạch, cắt nhỏ, cho thêm gạo vừa đủ. Nấu cháo ăn thường xuyên. Chữa huyết áp cao có rối loạn mỡ máu.
5. Rau ngót
• Rau ngót tươi 100g, nấu canh ăn hàng ngày. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.

• Rau ngót 100g, cá diếc tươi 1 con, nấu canh ăn hàng ngày.
• Rau ngót 100g, nấu canh ăn hàng ngày.

• Thân, cành, lá rau ngót 30g, rễ cỏ xước 12g, vỏ quýt 4g, rễ cỏ tranh 20g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2 - 3 lần trong ngày. Chữa tăng huyết áp có biến chứng đau thắt ngực.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Cách xoa bấm bàn tay chữa bệnh tăng huyết áp

Xoa bấm lòng bàn tay là một phương pháp kích thích phản xạ thần kinh. Đây là một phương pháp điều trị rất có hiệu quả, ngoài tác dụng hạ huyết áp còn có tác dụng đề phòng tai biến mạch máu não.

Các vùng phản xạ cần tác động
- Vùng 1: Vùng đầu não, tuyến yên.
- Vùng 2: Vùng thần kinh trung ương (não).
- Vùng 3: Vùng thận, tuyến thượng thận.
- Vùng 4: Vùng gan.
- Vùng 5: Vùng tim.
- Vùng 6: Vùng cột sống.
• Dùng đầu ngón tay cái xoa, bấm nhẹ nhàng các vùng phản xạ trên lòng bàn tay. Dùng tay nọ xoa bấm cho tay kia.


• Mỗi ngày có thể làm 1-2 lần. Mỗi lần làm 10-15 phút. Nên làm hàng ngày.
• Kết hợp theo dõi huyết áp hàng ngày. Khi huyết áp đã ổn định, tuần làm 2 lần.
• Nên kết hợp với điều trị bằng thuốc.

• Bạn có thể dễ dàng áp dụng phương pháp này mọi lúc mọi nơi.

Bên cạnh phương pháp xoa bấm bàn tay thì việc sử dụng thường xuyên các loại thảo dược hay các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên cũng giúp hỗ trợ việc điều trị tăng huyết áp rất tốt.

Bài thuốc chữa tăng huyết áp từ rễ nhàu:
+ Bài 1
Rễ nhàu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
+ Bài 2
Rễ nhàu 20g, lá dâu 20g, hoa hòe 6g, hạt muồng 12g sao vàng, sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
+ Bài 3
Thân cây nhàu 20 - 30g, sắc uống thay nước trong ngày. (Theo kinh nghiệm của bác sĩ Đặng Ngọc Hồ, có tác dụng hạ huyết áp tốt, dùng kéo dài không độc - Thuốc & Sức khỏe số 61 - 62).

Cách xoa bóp, bấm huyệt bàn chân chữa bệnh cao huyết áp

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt bàn chân không chỉ là một cách mát xa, giúp giảm mệt mỏi, tạo cảm giác thoải mái mà còn giúp chữa bệnh nữa đấy.
Bạn có thể dễ dàng học được cách xoa bóp đôi chân để chữa bệnh. Quá trình tác động chia thành 3 giai đoạn:
Giai đon 1
Ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ đã trở thành thói quen bảo vệ sức khỏe của nhiều người.
Bạn hãy ngâm đôi bàn chân bạn vào chậu nước nóng ấm trong 5 - 10 phút. Khi pha nước ngâm chân, có thể cho một chút muối, vài giọt tinh dầu vào chậu nước. Sự nóng ấm và mùi thơm của tinh dầu mang lại cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu.
Tiếp đó, hãy lau khô đôi bàn chân bằng một chiếc khăn bông sạch, không cần phải bôi dầu.

Nếu không có điều kiện ngâm chân nước nóng, trước khi xoa bấm nên xoa xát hai lòng bàn chân với nhau hoặc dùng lòng bàn tay xoa xát lòng bàn chân cho nóng ấm. Với cách làm này bạn có thể thực hiện ngay tại văn phòng của chính bạn.
Giai đoan 2
Là giai đoạn tác động toàn thân và xác định các vùng phản xạ bệnh lý. Bạn vẫn có thể dùng đầu ngón tay cái xoa bấm nhẹ nhàng một cách từ từ vào khắp lòng bàn chân của bạn. Khi phát hiện một hay nhiều vùng phản xạ có những phản ứng bất thường như đau nhói, tức... bạn nên xoa bấm nhẹ nhàng các vùng phản xạ đó, nhưng không nên quá lâu hoặc quá mạnh có thể gây tụ máu.


Cần đối chiếu với đồ hình các vùng phản xạ trên bàn chân để xác định cơ quan tương ứng mắc bệnh. Nếu bạn mắc bệnh tăng huyết áp thì vùng thận trên bàn chân sẽ có những phản ứng đau tức, tê, nóng khi bạn xoa bấm lên đó. Đây cũng là nguyên tắc để giúp các bạn xác định các vị trí cần tác động tại bàn chân.
Giai đon 3
Là giai đoạn tác động định khu: cần đặc biệt chú ý xoa bóp các vùng phản xạ tương ứng với các cơ quan mắc bệnh được phát hiện thông qua các dấu hiệu đau, tức khác thường khi bấm, nắn vào các vùng phản xạ đó.
Cơ quan nào bị bệnh thì hãy tác động lên vùng phản xạ cơ quan đó là chính.
Ngoài ra có thể tác động lên các vùng có giá trị điều hòa thần kinh thực vật, điều đó có giá trị làm tăng thêm hiệu quả chữa bệnh cho bạn.


Quá trình xoa, bấm lòng bàn chân sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn thần kinh và thể xác, giảm đau, chng co thắt.

Với phương pháp xoa bấm bàn chân, người ta đã chữa được nhiều chứng bệnh như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, nhức đầu, suy nhược thần kinh, trầm cảm, hồi hộp, lo lắng, hen suyễn, đau dạ dày... và giảm đau trong phẫu thuật.
Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chân chữa bệnh
Ứng dụng xoa bám bàn chân điều trị tăng huyết áp
- Vùng phản xạ cơ bản: thận, gan, tim.
- Vị trí các vùng phản xạ (xem hình vẽ):

• Vùng thận (s 15): nằm ở lòng bàn chân, đầu dưới xương ngón bàn chân 2 và 3.
• Vùng gan (số 25): nằm ở lòng bàn chân, dưới xương ngón bàn chân 4 và 5 bên phải.
• Vùng tim (số 11): nằm ở lòng bàn chân, dưới xương ngón bàn chân 4 và 5 bên trái.
- Cách tác động các vùng phản xạ
+ Người bệnh ở tư thế ngồi xếp bằng tròn, dùng đầu ngón tay cái day bấm nhẹ nhàng trong 3 - 5 phút, day bấm cả hai bên. Ngày day bấm 1 - 2 lần. Đợt điều trị 10 ngày, nghỉ 3 - 5 ngày có thể tiếp tục day bấm đợt 2.
+ Người bệnh có thể nằm, dùng gót chân nọ tác động lên bàn chân kia.

Việc tác động bàn chân không chỉ đem lại hiệu quả chữa bệnh, đôi khi bằng cách thăm dò các phản ứng khác đó, người ta có thể xác định được căn bệnh mà bạn đã, đang hoặc sẽ mắc phải.

Bên cạnh phương pháp bấm huyệt để hỗ trợ điều trị cao huyết áp đem lại hiệu quả tốt, bệnh nhân có có thể thường xuyên sử dụng các loại thảo dược có tác dụng giảm và điều hoà huyết áp như: hoa hoè, rễ nhàu, hạt muồng, ...

Tìm hiểu về phương pháp day bấm bàn chân chữa bệnh.

Từ cổ xưa, y học đã biết chữa bệnh bằng cách xoa, day, bấm huyệt bàn chân. Phương pháp này đã được lưu truyền từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Hoàng đế nội kinh, một pho sách kinh điển của nghề thuốc đã nói đến cách chữa bệnh dạ dày, đường ruột, tê chân bằng phương pháp xoa, day, bấm huyệt bàn chân.


Người ta cho rằng bàn chân là “quả tim” thứ hai của con người. Xoa bóp bấm huyệt đôi bàn chân vẫn đang có những bước phát triển mới, thực sự đã trở thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo, có khả năng phòng và chữa trị được nhiều chứng bệnh. Dễ học, dễ làm, hiệu quả cao có thể được coi là đặc điểm của phương pháp phòng và chữa bệnh này.
Các nghiên cứu về phương pháp bấm huyệt bàn chân
Đến thế kỷ 19, phương pháp chữa bệnh bằng bàn chân đã được các nhà nghiên cứu khoa học châu Âu viết thành sách. Hiện nay, tại Mỹ, Viện nghiên cứu phản xạ học quốc tế Florida đang nghiên cứu sâu về phương pháp chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân.

Chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân được xây dựng trên cơ sở học thuyết âm dương, ngũ hành và học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho thấy ở mỗi chân có 6 đường kinh lạc của các tạng phủ như can, tỳ, thận và đởm, vị, bàng quang. Thông qua tác dụng điều hòa âm dương, thông kinh hoạt lạc... mà có tác dụng chữa bệnh.

Các nhà khoa học cho biết, ở mỗi bàn chân có tới khoảng 7.000 đầu mút thần kinh và họ cũng chứng minh được sự liên quan giữa các vùng phản xạ ở chân với các cơ quan của cơ thể. Năm 1872, tiến sĩ Uyliamf Phischellant, một bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng Mỹ tình cờ phát hiện sự liên quan giữa tác dụng giảm đau trong phẫu thuật khi bệnh nhân tì mạnh các đầu ngón chân lên thành ghế. Những nghiên cứu tiếp sau cũng đã cho phép khẳng định sự liên quan giữa các cơ quan trong cơ thể với các vùng phản xạ ở bàn chân. Khi cơ quan đó có những biểu hiện rối loạn chức năng hoặc mắc bệnh thì những vùng đại diện của cơ quan đó tại bàn chân cũng có những phản ứng bất thường như đau tức khi bị ấn, ép.


Cơ chế tác động của phương pháp phản xạ bàn chân: 
Khi tác động vào các vùng phản xạ, sẽ tạo ra được một phản ứng điều hòa chức năng các cơ quan tương ứng với nó, cải thiện sự tuần hoàn huyết dịch ở chỗ đau và qua đó phát huy được hiệu quả phòng và chữa bệnh.

Xem thêm: Cách bấm huyệt chân chữa bệnh

Cách xử trí tại gia đình khi có cơn tăng huyết áp kích phát

Nếu khi đo huyết áp, chỉ số huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 50mmHg và huyết áp ti thiểu lớn hơn hoặc bằng 40mmHg so với chỉ số huyết áp trước đó (đo khi nghỉ ngơi) thì được coi là tăng huyết áp kịch phát.
Các triệu chứng của cơn tăng huyết áp: Nhức đầu, đau tức ngực, hoa mắt chóng mặt, nẩy đom đóm, có hiện tượng nhìn thấy “ruồi bay”, khó thở, nôn mửa, mệt mỏi...


💨👉 Cần xử trí:
- Người bệnh nên nằm nghỉ, thư giãn, tránh căng thẳng thần kinh. Nên nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
- Vẫn nên dùng các loại thuốc hạ huyết áp đang sử dụng hàng ngày.
- Nên uống ngay khi phát hiện cơn tăng huyết áp. Nên phối hợp với các thuốc khác như thuốc lợi tiểu, thuốc an thần...
- Thuốc an thần là rất cần thiết: Nên ngậm dưới lưỡi 1/4 đến 1/2 viên Seduxen (hoặc Trenxene).
- Rất thận trọng khi dùng các thuốc hạ huyết áp có tác dụng nhanh. Nếu làm huyết áp hạ quá nhanh có thể dẫn đến đột quỵ. Chỉ nên dùng các loại thuốc tác dụng nhanh khi có sự theo dõi của thầy thuốc.

- Mời thầy thuốc thăm khám xử trí tại nhà nếu có thể.


Có cần thiết phải có hộp thuốc cấp cứu tim mạch không?
- Nên có hộp thuốc cấp cứu mang theo người, nhất là khi đi xa, đi công tác... để tiện xử trí khi bị cơn cao huyết áp, bị đột quỵ...
- Hộp thuốc gồm có ít nhất 10 viên thuốc hạ huyết áp đang sử dụng, 10 viên lợi tiểu (Furosemid hoặc Hypothiazid), 10 viên Propranolon (để làm giảm mạch), 5 viên an thần (Seduxen hoặc Trenxene).
- Sau khi sử dụng, nên bổ sung lại ngay.


Ngoài ra, để ngăn ngừa và hạn chế các cơn tăng huyết áp kịch phát thì người bệnh có thể sử dụng thường xuyên, đều đặn các loại thảo dược có tác dụng làm giảm và ổn định huyết áp như ích mẫu, giảo cổ lam, hoa hoè, hạt muồng, ... 
Bài thuốc chữa cao huyết áp từ hạt muồng (thảo quyết minh)
+ Bài 1:
Hạt muồng 12 - 16g sao thơm, hoa hòe 5g sao, cam thảo dây 4g. 
Hãm hay sắc uống hàng ngày. Chữa tăng huyết áp.
+ Bài 2
Hạt muồng 16g sao thơm, củ tóc tiên 10g, lá dâu 20g, cam thảo dây 6g. 
Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Chữa đại tiện, táo kết ở người tăng huyết áp.
+ Bài 3:
Hạt muồng sao thơm 16g. Hàng ngày hãm uống thay nước. Chữa đại tiện táo kết ở người tăng huyết áp.
+ Bài 4:
Hạt muồng 12 - 16g sao thơm, ngưu tất 12g, hà thủ ô đỏ chế 10g, kỷ tử 10g. Sắc uống ngày một thang. Chữa mỡ máu cao ở người tăng huyết áp.

Khi nào thì bắt đầu dùng thuốc điều trị tăng huyết áp?

Không nhất thiết là khi bị tăng huyết áp phải điều trị ngay bằng thuốc hạ huyết áp mà khởi đầu của việc điều trị tăng huyết áp bao giờ cũng là điều chỉnh hành vi, lối sống. Tiếp đó là việc phối hợp giữa điều chỉnh hành vi lối sống với việc dùng thuốc hạ huyết áp.

Việc điều trị bằng thuốc hạ huyết áp phụ thuộc các yếu tố như mức độ tăng HA, bệnh đi kèm...
- Nếu THA giai đoạn 2 với chỉ số > 180/110 mmHg thì cần điều trị ngay bằng thuc.
- Nếu HA tăng >140/90mmHg nhưng nếu mắc thêm các bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn thì nên dùng thuốc điều trị ngay.
- Các trường hợp khác cần tiếp tục theo dõi HA, kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc (hay còn gọi là thay đổi hành vi li sống) như bỏ thuốc lá, ăn nhạt trong thời gian khoảng 3-6 tháng, nếu HA vẫn chưa hạ về HA mục tiêu thì cần dùng thuốc điều trị.
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị THA
Quan điểm mới về dùng thuốc tăng huyết áp hiện nay là: Phối hợp thuốc với liều thấp ngay từ đầu khi bắt tay vào điều trị. Ngày nay có rất nhiều nhóm thuốc điều trị tăng HA, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau và thích hợp với từng người bệnh khác nhau (tuổi, bệnh kèm theo, THA có gây tổn thương cơ quan đích nào chưa...). Thầy thuốc sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý, các bệnh phối hợp để kê đơn phù hợp với từng người.

Khi dùng thuốc điều trị THA các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Có những loại thuốc có tác dụng kéo dài 24 giờ, nên mỗi ngày chỉ uống 1 lần nhưng có tác dụng điều trị trong cả ngày như Nifehexal retard 20mg.
- Bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và cho thuốc thích hợp, để bệnh nhân dược hưởng lợi nhiều nhất về bảo vệ tim mạch từ thuốc được cho.
- Một đơn thuốc chữa tăng huyết áp này có thể chỉ phù hợp với người này mà không phù hợp với người kia. Ví dụ khi HA tăng kèm theo nhịp tim nhanh cần kê đơn thuốc chẹn beta giao cảm, vừa có tác dụng hạ HA, vừa có tác dụng giảm mạch.
- Trong khi dùng thuốc thì vẫn phải thực hiện biện pháp không dùng thuốc.
- Người bệnh cần điều trị lâu dài, liên tục nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ, bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị. Người bệnh nên có bác sĩ gia đình theo dõi, tư vấn (kể cả tư vấn qua điện thoại) khi cần thiết.
- Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc do thầy thuốc kê đơn. Không tự ý thay thuốc đang điều trị.
- Do điều trị lâu dài nên người bệnh cần có những hiểu biết về bệnh, tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn; Không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi thuốc.
- Nên tham gia các chương trình sinh hoạt khoa học giữa các chuyên gia và bệnh nhân bệnh tăng HA. Ví dụ tham gia các câu lạc bộ người tăng huyết áp.
- Khi dùng thuốc, nếu có triệu chứng gì lạ nên hỏi bác sĩ điều trị. Đôi khi các tác dụng phụ của thuốc có thể gây phiền hà cho bệnh nhân: ví dụ dùng một số thuốc ức chế men chuyển có thể gây ho khan kéo dài.


Bên cạnh các loại thuốc điều trị THA, việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên, hay các loại trà thảo mộc thường xuyên cũng góp phần hạn chế và kiểm soát tăng huyết áp.

Bài thuốc chữa cao huyết áp từ rễ cỏ xước:
+ Bài 1:
Rễ cỏ xước, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 10g; lá bạc hà 100g, măng vòi 9 cái, nước vo gạo 300ml. Tất cả đem rửa sạch, giã nát, cho vào nước vo gạo sắc, lọc lấy 100ml, uống trong ngày. Chữa tăng huyết áp.
+ Bài 2:
Rễ cỏ xước 20g, lá dâu bánh tẻ 20g, hoa hòe 10g. Sắc uống ngày một thang. Chữa tăng huyết áp.
+ Bài 3:
Rễ cỏ xước 12g, hạt muồng sao 12g, vỏ trắng rễ cây dâu 12g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống ngày một thang. Người huyết áp cao bị phù thũng nên dùng bài thuốc này.

+ Bài 4:
 Rễ cỏ xước 20g, tua rễ si (hoặc tua rễ đa) 20g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2 - 3 lần trong ngày. Chữa phù thũng ở người tăng huyết áp.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Căn bệnh U wilm ở trẻ em

U wilm là một dạng hiếm của ung thư thận, ảnh hưởng hiếm hơn 8 trên 100.000 trẻ em. U thường phát triển trước 5 tuổi, và có thể từ lúc sinh. 


Thông thường một thận bị ảnh hưởng nhưng có khoảng 1 trên 10 trẻ mắc bệnh này bị các u xuất hiện ở cả hai thận. U wilm thỉnh thoảng phát triển trong các gia đình, nhưng người ta không biết được nguyên nhân của bệnh.
Có những triệu chứng gì?
Một u có thể lớn trước khu những triệu chứng có thể bao gồm:
  • Sưng thấy rõ ở bụng
  • Đau bụng hoặc khó chịu
  • Thỉnh thoảng có máu trong nước tiểu



Một trẻ bị những triệu chứng này nên được đưa đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Có thể làm được gì?
Bác sĩ khám cho con banh và kiểm tra mẩu nước tiểu để xem có máu trong nước tiểu không. 
Nếu bác sĩ nghi ngờ có một u trong thận, cần thiết phải thực hiện thêm những xét nghiệm tiếp theo. Bé có thể được siêu âm hoặc chụp CT thận. Những xét nghiệm khác như chụp X quang vùng ngực, cũng có thể được thực hiện để kiểm tra xem liệu ung thư có lan rộng ra nơi khác trong cơ thể hay chưa.



Phẫu thuật loại bỏ thận bị ảnh hưởng là một cách điều trị thông thường đối với u Wilm. Thận khỏ mạnh còn lại có thể dễ dàng thực hiện công việc của cả hai thận trước đây. 
Để phá hủy bất kì tế bào ung thư nào còn lại, trẻ bị mắc bệnh có thể được điều trị bằng xạ trị và /hoặc hóa liệu pháp. 
Ở những trường hợp hiếm gặp cả hai thận đều cần phải loại bỏ, phương pháp thẩm tách hoặc ghép thận là cần thiết. Việc điều trị có tỉ lệ thành công cao, và khoảng 8 trên 10 trẻ bị ảnh hưởng không còn bị ung thư 5 năm sau đó.

Tìm hiểu về căn bệnh U nguyên bào võng mạc ở trẻ

U nguyên bào võng mạc ở trẻ em làm một trong những dạng ung thư hiếm của võng mạc (là màng nhạy ánh sáng ở sau mắt). Ở Anh, khoảng 1 trong 20.000 em bé bị ảnh hưởng của bệnh u nguyên bào võng mạc. 


Tình trạng này có thể ở một hoặc hai mắt, thường trước khi trẻ lên 2 tuổi. Trong số những trẻ bị bệnh này, có 1 trên 5 trẻ bị u nguyên bào võng mạc ở cả hai mắt. Khoảng một nửa trong số những ca mắc bệnh là do một gen bất thường gây ra, gen này nằm trên nhiễm sắc thể 13 và được di truyền theo cách trội nhiễm sắc thể định hình. Ở những ca bệnh còn lại người ta chưa biết nguyên nhân.
Bệnh có triệu chứng gì?
Triệu chứng phổ biến nhất là sự phát triển của khu vực màu nhạt ở sau đồng tử. Thị giác bị suy giảm do u nguyên bào võng mạc gây ra dẫn đến tật mắt lé. Nếu không điều trị, ung thư có thể lan sang các phần khác của cơ thể.
Có thể làm được gì?
Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng một trẻ bị u nguyên bào võng mạc, bác sĩ sẽ chuyển bé cho một nhà chuyên môn, vị này sẽ khám mắt, có thể gây tơ tổng quát cho bé. Trẻ cũng có thể thử máu để tìm ra những gen bất thường. 
Nếu bác sĩ khẳng định u nguyên bào võng mạc, bác sĩ có thẻ cho tiến hành chụp CT hoặc MRI để xem xem liệu ung thư đã lan rộng ra hay chưa.
Mục đích của việc điều trị là nhằm chữa trị ung thư và nếu có thể, vẫn giữ được thị giác ở mắt bị ảnh hưởng. 

Thường thì người ta có thể phá hủy các bướu ung thư trên võng mạc bằng cách làm đông cứng mô. Tuy nhiên, phẫu thuật loại bỏ toàn bộ mắt có thể sẽ cần thiết để điều trị những bướu lón. Việc điều trị bằng hóa liệu pháp và xạ trị cũng có thể cần thiết nếu ung thư lan rộng.
Tiên lượng bệnh như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp ung thư có thể được cứu chữa, nhưng thị giác của trẻ có thể bị suy giảm nghiêm trọng. Những lời tư vấn về di truyền luôn có sẵn dành cho những người thân của trẻ bị ảnh hưởng  và cho những người lớn mà được điều trị u nguyên bào võng mạc từ thời thơ ấu. Anh chị của trẻ có thể bị ảnh hưởng nên kiểm tra mắt đều đặn.