Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Tìm hiểu về phương pháp day bấm bàn chân chữa bệnh.

Từ cổ xưa, y học đã biết chữa bệnh bằng cách xoa, day, bấm huyệt bàn chân. Phương pháp này đã được lưu truyền từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Hoàng đế nội kinh, một pho sách kinh điển của nghề thuốc đã nói đến cách chữa bệnh dạ dày, đường ruột, tê chân bằng phương pháp xoa, day, bấm huyệt bàn chân.


Người ta cho rằng bàn chân là “quả tim” thứ hai của con người. Xoa bóp bấm huyệt đôi bàn chân vẫn đang có những bước phát triển mới, thực sự đã trở thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo, có khả năng phòng và chữa trị được nhiều chứng bệnh. Dễ học, dễ làm, hiệu quả cao có thể được coi là đặc điểm của phương pháp phòng và chữa bệnh này.
Các nghiên cứu về phương pháp bấm huyệt bàn chân
Đến thế kỷ 19, phương pháp chữa bệnh bằng bàn chân đã được các nhà nghiên cứu khoa học châu Âu viết thành sách. Hiện nay, tại Mỹ, Viện nghiên cứu phản xạ học quốc tế Florida đang nghiên cứu sâu về phương pháp chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân.

Chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân được xây dựng trên cơ sở học thuyết âm dương, ngũ hành và học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho thấy ở mỗi chân có 6 đường kinh lạc của các tạng phủ như can, tỳ, thận và đởm, vị, bàng quang. Thông qua tác dụng điều hòa âm dương, thông kinh hoạt lạc... mà có tác dụng chữa bệnh.

Các nhà khoa học cho biết, ở mỗi bàn chân có tới khoảng 7.000 đầu mút thần kinh và họ cũng chứng minh được sự liên quan giữa các vùng phản xạ ở chân với các cơ quan của cơ thể. Năm 1872, tiến sĩ Uyliamf Phischellant, một bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng Mỹ tình cờ phát hiện sự liên quan giữa tác dụng giảm đau trong phẫu thuật khi bệnh nhân tì mạnh các đầu ngón chân lên thành ghế. Những nghiên cứu tiếp sau cũng đã cho phép khẳng định sự liên quan giữa các cơ quan trong cơ thể với các vùng phản xạ ở bàn chân. Khi cơ quan đó có những biểu hiện rối loạn chức năng hoặc mắc bệnh thì những vùng đại diện của cơ quan đó tại bàn chân cũng có những phản ứng bất thường như đau tức khi bị ấn, ép.


Cơ chế tác động của phương pháp phản xạ bàn chân: 
Khi tác động vào các vùng phản xạ, sẽ tạo ra được một phản ứng điều hòa chức năng các cơ quan tương ứng với nó, cải thiện sự tuần hoàn huyết dịch ở chỗ đau và qua đó phát huy được hiệu quả phòng và chữa bệnh.

Xem thêm: Cách bấm huyệt chân chữa bệnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét