Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Khi nào thì bắt đầu dùng thuốc điều trị tăng huyết áp?

Không nhất thiết là khi bị tăng huyết áp phải điều trị ngay bằng thuốc hạ huyết áp mà khởi đầu của việc điều trị tăng huyết áp bao giờ cũng là điều chỉnh hành vi, lối sống. Tiếp đó là việc phối hợp giữa điều chỉnh hành vi lối sống với việc dùng thuốc hạ huyết áp.

Việc điều trị bằng thuốc hạ huyết áp phụ thuộc các yếu tố như mức độ tăng HA, bệnh đi kèm...
- Nếu THA giai đoạn 2 với chỉ số > 180/110 mmHg thì cần điều trị ngay bằng thuc.
- Nếu HA tăng >140/90mmHg nhưng nếu mắc thêm các bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn thì nên dùng thuốc điều trị ngay.
- Các trường hợp khác cần tiếp tục theo dõi HA, kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc (hay còn gọi là thay đổi hành vi li sống) như bỏ thuốc lá, ăn nhạt trong thời gian khoảng 3-6 tháng, nếu HA vẫn chưa hạ về HA mục tiêu thì cần dùng thuốc điều trị.
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị THA
Quan điểm mới về dùng thuốc tăng huyết áp hiện nay là: Phối hợp thuốc với liều thấp ngay từ đầu khi bắt tay vào điều trị. Ngày nay có rất nhiều nhóm thuốc điều trị tăng HA, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau và thích hợp với từng người bệnh khác nhau (tuổi, bệnh kèm theo, THA có gây tổn thương cơ quan đích nào chưa...). Thầy thuốc sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý, các bệnh phối hợp để kê đơn phù hợp với từng người.

Khi dùng thuốc điều trị THA các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Có những loại thuốc có tác dụng kéo dài 24 giờ, nên mỗi ngày chỉ uống 1 lần nhưng có tác dụng điều trị trong cả ngày như Nifehexal retard 20mg.
- Bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và cho thuốc thích hợp, để bệnh nhân dược hưởng lợi nhiều nhất về bảo vệ tim mạch từ thuốc được cho.
- Một đơn thuốc chữa tăng huyết áp này có thể chỉ phù hợp với người này mà không phù hợp với người kia. Ví dụ khi HA tăng kèm theo nhịp tim nhanh cần kê đơn thuốc chẹn beta giao cảm, vừa có tác dụng hạ HA, vừa có tác dụng giảm mạch.
- Trong khi dùng thuốc thì vẫn phải thực hiện biện pháp không dùng thuốc.
- Người bệnh cần điều trị lâu dài, liên tục nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ, bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị. Người bệnh nên có bác sĩ gia đình theo dõi, tư vấn (kể cả tư vấn qua điện thoại) khi cần thiết.
- Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc do thầy thuốc kê đơn. Không tự ý thay thuốc đang điều trị.
- Do điều trị lâu dài nên người bệnh cần có những hiểu biết về bệnh, tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn; Không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi thuốc.
- Nên tham gia các chương trình sinh hoạt khoa học giữa các chuyên gia và bệnh nhân bệnh tăng HA. Ví dụ tham gia các câu lạc bộ người tăng huyết áp.
- Khi dùng thuốc, nếu có triệu chứng gì lạ nên hỏi bác sĩ điều trị. Đôi khi các tác dụng phụ của thuốc có thể gây phiền hà cho bệnh nhân: ví dụ dùng một số thuốc ức chế men chuyển có thể gây ho khan kéo dài.


Bên cạnh các loại thuốc điều trị THA, việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên, hay các loại trà thảo mộc thường xuyên cũng góp phần hạn chế và kiểm soát tăng huyết áp.

Bài thuốc chữa cao huyết áp từ rễ cỏ xước:
+ Bài 1:
Rễ cỏ xước, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 10g; lá bạc hà 100g, măng vòi 9 cái, nước vo gạo 300ml. Tất cả đem rửa sạch, giã nát, cho vào nước vo gạo sắc, lọc lấy 100ml, uống trong ngày. Chữa tăng huyết áp.
+ Bài 2:
Rễ cỏ xước 20g, lá dâu bánh tẻ 20g, hoa hòe 10g. Sắc uống ngày một thang. Chữa tăng huyết áp.
+ Bài 3:
Rễ cỏ xước 12g, hạt muồng sao 12g, vỏ trắng rễ cây dâu 12g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống ngày một thang. Người huyết áp cao bị phù thũng nên dùng bài thuốc này.

+ Bài 4:
 Rễ cỏ xước 20g, tua rễ si (hoặc tua rễ đa) 20g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2 - 3 lần trong ngày. Chữa phù thũng ở người tăng huyết áp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét