Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Cách xoa bóp, bấm huyệt bàn chân chữa bệnh cao huyết áp

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt bàn chân không chỉ là một cách mát xa, giúp giảm mệt mỏi, tạo cảm giác thoải mái mà còn giúp chữa bệnh nữa đấy.
Bạn có thể dễ dàng học được cách xoa bóp đôi chân để chữa bệnh. Quá trình tác động chia thành 3 giai đoạn:
Giai đon 1
Ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ đã trở thành thói quen bảo vệ sức khỏe của nhiều người.
Bạn hãy ngâm đôi bàn chân bạn vào chậu nước nóng ấm trong 5 - 10 phút. Khi pha nước ngâm chân, có thể cho một chút muối, vài giọt tinh dầu vào chậu nước. Sự nóng ấm và mùi thơm của tinh dầu mang lại cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu.
Tiếp đó, hãy lau khô đôi bàn chân bằng một chiếc khăn bông sạch, không cần phải bôi dầu.

Nếu không có điều kiện ngâm chân nước nóng, trước khi xoa bấm nên xoa xát hai lòng bàn chân với nhau hoặc dùng lòng bàn tay xoa xát lòng bàn chân cho nóng ấm. Với cách làm này bạn có thể thực hiện ngay tại văn phòng của chính bạn.
Giai đoan 2
Là giai đoạn tác động toàn thân và xác định các vùng phản xạ bệnh lý. Bạn vẫn có thể dùng đầu ngón tay cái xoa bấm nhẹ nhàng một cách từ từ vào khắp lòng bàn chân của bạn. Khi phát hiện một hay nhiều vùng phản xạ có những phản ứng bất thường như đau nhói, tức... bạn nên xoa bấm nhẹ nhàng các vùng phản xạ đó, nhưng không nên quá lâu hoặc quá mạnh có thể gây tụ máu.


Cần đối chiếu với đồ hình các vùng phản xạ trên bàn chân để xác định cơ quan tương ứng mắc bệnh. Nếu bạn mắc bệnh tăng huyết áp thì vùng thận trên bàn chân sẽ có những phản ứng đau tức, tê, nóng khi bạn xoa bấm lên đó. Đây cũng là nguyên tắc để giúp các bạn xác định các vị trí cần tác động tại bàn chân.
Giai đon 3
Là giai đoạn tác động định khu: cần đặc biệt chú ý xoa bóp các vùng phản xạ tương ứng với các cơ quan mắc bệnh được phát hiện thông qua các dấu hiệu đau, tức khác thường khi bấm, nắn vào các vùng phản xạ đó.
Cơ quan nào bị bệnh thì hãy tác động lên vùng phản xạ cơ quan đó là chính.
Ngoài ra có thể tác động lên các vùng có giá trị điều hòa thần kinh thực vật, điều đó có giá trị làm tăng thêm hiệu quả chữa bệnh cho bạn.


Quá trình xoa, bấm lòng bàn chân sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn thần kinh và thể xác, giảm đau, chng co thắt.

Với phương pháp xoa bấm bàn chân, người ta đã chữa được nhiều chứng bệnh như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, nhức đầu, suy nhược thần kinh, trầm cảm, hồi hộp, lo lắng, hen suyễn, đau dạ dày... và giảm đau trong phẫu thuật.
Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chân chữa bệnh
Ứng dụng xoa bám bàn chân điều trị tăng huyết áp
- Vùng phản xạ cơ bản: thận, gan, tim.
- Vị trí các vùng phản xạ (xem hình vẽ):

• Vùng thận (s 15): nằm ở lòng bàn chân, đầu dưới xương ngón bàn chân 2 và 3.
• Vùng gan (số 25): nằm ở lòng bàn chân, dưới xương ngón bàn chân 4 và 5 bên phải.
• Vùng tim (số 11): nằm ở lòng bàn chân, dưới xương ngón bàn chân 4 và 5 bên trái.
- Cách tác động các vùng phản xạ
+ Người bệnh ở tư thế ngồi xếp bằng tròn, dùng đầu ngón tay cái day bấm nhẹ nhàng trong 3 - 5 phút, day bấm cả hai bên. Ngày day bấm 1 - 2 lần. Đợt điều trị 10 ngày, nghỉ 3 - 5 ngày có thể tiếp tục day bấm đợt 2.
+ Người bệnh có thể nằm, dùng gót chân nọ tác động lên bàn chân kia.

Việc tác động bàn chân không chỉ đem lại hiệu quả chữa bệnh, đôi khi bằng cách thăm dò các phản ứng khác đó, người ta có thể xác định được căn bệnh mà bạn đã, đang hoặc sẽ mắc phải.

Bên cạnh phương pháp bấm huyệt để hỗ trợ điều trị cao huyết áp đem lại hiệu quả tốt, bệnh nhân có có thể thường xuyên sử dụng các loại thảo dược có tác dụng giảm và điều hoà huyết áp như: hoa hoè, rễ nhàu, hạt muồng, ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét